Hóa Sinh 2 [Tài liệu Dược Khoa UPHCM]

Link tải full tài liệu: https://drive.google.com/drive/folders/1vCRlSAgRkFDZdBzTMWZ3tgzGd-_31M8o?usp=sharing

ÔN TẬP LÝ THUYẾT HÓA SINH 2

Soạn bài Hóa Sinh 2: tải về 01, tải về 02

Đề lý thuyết Hóa sinh 2: CQ2017CQ 2017;  DLT 2016CQ 2014
Điền khuyết lý thuyết HS2 Tải về
Đề lý thuyết HS2 VB2 năm 2013 Tải về


THỰC TẬP HÓA SINH
Ôn tập lý thuyết thực tập Hóa sinh: Tải về
Một vài câu LTTT năm 2017
- Phản ứng tạo osazon xảy ra trong môi trường nào? Acid
- Kết tủa thuận nghịch là gì?

- Bước sóng đo quang bilirubin là? 555nm
-Ttrong phản ứng Xanthoprotein chất có màu vàng là: Dinitrotyrosin
- NHiệt độ thích nghi của enzym thường là: 40-45 độ C
- Ion nào sau đây ức chế/ko ức chế/hoạt hóa enzym
- Sự hiện diện của acid lactic trong dịch vị chứng tỏ?
- Thuốc thử Selivanop có thành phần là
- Nhận biết glycerol bằng thuốc thử Schiff thực chất là thông qua hợp chất oxi hóa của nó là
- Enzym của phản ứng: Triglycerid+H2O-->Glycerol + Acid béo
- Màu xanh của phản ứng Ninhydrin là do ninhydrin kết hợp với thành phần: NH3
- Trong phản ứng Adam-Kievics tryptophan phản ứng với ....
- Lecithin tan trong cồn, ko tan trong aceton

- Azobilirubin tạo thành là do:
         A. Natri nitrit + DMSO+ bilirubin tổng cộng
         B. Giông ở trên mà là bilirubin trực tiếp

         C. Natri nitrit+ Acid sulfanilic + DMSO + bilirubin tổng cộng
         D. Giống ở trên mà là bilirubin trực tiếp


Định tính các chất bất thường trong nước tiểu:
-Protein: có thể đục chút xíu phải soi đèn mới thấy chứ k hẳn là tủa, nhưng vẫn tính. Có thể làm ống trắng để so sánh.
-Muối mật: mẫu dương tính thì dễ rồi nhưng mẫu âm tính thì dễ gây bối rối lắm. Nếu dương tính thì bột lưu
 huỳnh đã rơi xuống ào ào từ đầu rồi. Còn nếu mới vô đã ko rơi, đợi 15p, rồi gõ NHẸ (theo đúng trong sách) mà cũng k rơi nữa thì âm tính. Lưu ý là đừng gõ MẠNH hay lắc thì như thế âm tính hay dương tính nó cũng rơi hết trơn á :))
 Sau đó chuyển qua phần định lượng: 
Định lượng glucose niệu: Tới lúc dd màu vàng thì vào phòng kêu cô ra đọc kết quả cho đến khi dd chuyển sang màu nâu. Cô sẽ đọc thể tích kiểm tra và chấm luôn thao tác: đọc thể tích + lưu ý k nên nhấc bình ra khỏi bếp để lắc. Các dd cho đủ cho 4 người, mỗi ng chuẩn độ 4 lần. Mỗi mẫu chuẩn, thử đều đc định lượng hai lần, cho cô chấm nhưng quyết định lấy kết quả nào là tùy ở mình, thầy cô sẽ k can thiệp.
Đầu tiên vào nên bật bếp cho bếp nóng đều trước đã vì làm như vậy thì điều kiện đun ở bình thứ nhất & bình thứ hai sẽ k bị khác nhau. Để ở mức 3 và giữ suốt quá trình luôn k điều chỉnh gì nữa. Sau đó lúc định lượng thì cho đến khi dd chuyển sang màu vàng thì thỉnh thoảng có thể lắc bình nhưng phải luôn để bình tiếp xúc với bếp và đừng nên lắc nhiều quá vì khi sôi dd cũng đã đc trộn đều rồi. Đến khi goi cô ra nhỏ glucose để dd chuyển nâu,thì không nên lắc nữa mà chỉnh tốc độ chậm lại sao cho 1 giọt xuống thì dd sôi đều thì nhỏ giọt tiếp theo xuống. Về lúc canh màu thì để cho 4 bình mình làm giống nhau là đc. Lúc đọc thể tích nhớ là đọc vach giao nhau, vi buret cao hơi khó nhìn nên thường các bạn hay đọc vạch lõm và sẽ bị cô trừ điểm thao tác. Thời gian thì không thiếu nên các bạn cứ bình tĩnh mà làm.
Định lượng nitơ tổng cộng bằng pp Kjendahl:
Đây là phương pháp định lượng gián tiếp hợp chất bằng nitơ thông qua quá trình vô cơ với tác nhân chính là nhiệt lượng và hai tác nhân oxi hóa là H2SO4 đậm đặc và H2O2. Quá trình này chuyển N trong hợp chất hữu cơ thành N vô cơ dưới dạng (NH4)2SO4. Sau đó NH3 được đẩy ra khỏi muối nhờ dd NaOH. Lượng NH3 được chuẩn độ theo phương pháp thừa trừ bằng NaOH + chỉ thị methyl đỏ. Nhược điểm của pp này là không có tính đặc hiệu.
Một số lưu ý trong quá trình thực hành:
-Vô cơ hóa: 
  + Khi lắp bình Kjendahl lên bếp điện, đừng để cách bình quá xa điện trở, toàn bộ bình đều phải tiếp xúc với nhiệt.
  + Phải đun đủ thời gian để quá trình vô cơ hóa xảy ra hoàn toàn: màu của dung dịch chuyển dần từ đen sang nâu, vàng rồi xanh lá mạ. Quá trình kết thúc khi dd trong suốt có màu xanh lơ.
Trong hình ảnh có thể có: trong nhÃ

- Chưng cất bằng máy UDK 130 D: Đây là pp chung cất lôi cuốn hơi nước. Hơi nước qua bình đựng mẫu kéo theo NH3 đến sinh hàn để xảy ra quá trình ngưng tụ.




Đo quang glucose:
-Nhớ đem bút aceton để ghi liền eppendorf nào là mẫu chuẩn, mẫu thử ( do KTV phát), và ống đo quang nào là trắng chuẩn thử, tránh nhầm lẫn!

-Mỗi người 1 lọ thuốc thử, đầu cone phát trước luôn mỗi người chỉ có đúng bấy nhiêu đầu cone đủ để không hút sai lần nào. Lọ thuốc thử đủ cho 4 lần sử dụng: Trắng, Chuẩn, 2 lần Thử, ko có dư để hút lại nên các bạn cố gắng thao tác chính xác, lỡ có hút sai,thì phát hiện sớm để xả ngược ra trước khi cho vào cốc đo.
-Nhớ lựa cốc đo phải sạch và khô.
-Khi hút xong tất cả phải lắc lên, trước khi đo quang lắc lên lần nữa

-Thể Ceton: Các bạn đừng lắc lên, cứ theo như trong sách rồi chờ 10 phút sau nếu thấy 1 vòng hơi ánh tím là dương tính. Lúc mới nhỏ nó nâu lè, k thấy gì đâu vì phải đủ thời gian. Cái này hơi khó thấy, các bạn nên làm đối chứng 1 ống nước cất.