Thiếu máu do thiếu sắt #DLS2

Ca 1: THIẾU MÁU THIẾU SẮT

Phần S
Thông tin chung
: bệnh nhân nữ, 34 tuổi,nặng 50kg đến khám bệnh vì dạo gần đây thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và đau thượng vị.
Tiền sử bệnh:
-       Đau dạ dày (5 năm)
-       Đau đầu mãn tính (5 năm)
-       Đang điều trị mụn trứng cá
-       Có 3 con (1,3 và 5 tuổi)
Phần O
Sinh hiệu:
- Mạch: 10 lần/phút (cao)
- Thân nhiệt: 37 oC (bình thường)
Khám lâm sàng:
- da, niêm, móng tay nhạt. Viêm lưỡi
- bộ dạng bơ phờ, già hơn tuổi
- lách to
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm Giá trị Khoảng bình thường Ghi chú
Hb 8 g/dL                              11.5-16.5                     Thấp
Hct 26%                                33-43%                       Thấp
MCV 72 fL                             80-96                          Thấp
MCH 23pg                             27-34                          Thấp
MCHC 300 g/L                        310-370                       Cao
RDW 18.4%                           11-14                          Thấp
Hồng cầu lưới 0.2%                 0.5-1,5%                     Cao
Tiểu cầu 500.000/µl                 150.000-450.000           Cao
Sắt huyết thanh 40 mcg/dL       40-150                         Cận dưới
Ferritin huyết thanh 10 ng/mL    12-150                         Thấp
TIBC 450                               250-400                       Cao
Chẩn đoán: thiếu máu thiếu sắt.

Phần A
Các vấn đề:
-Thiếu máu, thiếu sắt
-Đau dạ dày
-Đau đầu mạn tính
-Mụn trứng cá
1. Thiếu máu do thiếu sắt:
-Bằng chứng:
+ Triệu chứng thiếu máu chung: mệt, khó thở, chóng mặt, da niêm móng tay nhạt, Hb 8g/dl, Hct 26% (thấp)
+ Triệu chứng thiếu sắt: thường quy (MCV, MCH, MCHC giảm), không thường quy (Fe huyết thanh giới hạn dưới, ferritin giảm, TIBC tăng, HC lưới giảm.) HC lưới giảm: do thiếu nguyên liệu tiểu hợp HC, loại trừ nguyên nhân suy tủy vì số lượng TC tăng (tủy là nơi sx HC lẫn TC)
-Nguyên nhân:
+ Sinh lý: Nữ có 3 con trong khoảng thời gian ngắn: làm cạn kiệt nguồn Fe dự trữ do khi mang thai sẽ tăng nhu cầu sử dụng sắt, sau khi sanh cần thời gian để hồi phục lại lượng Fe dự trữ.
+ Bệnh lý:
Đau dạ dày: làm kém hấp thu chất dinh dưỡng
Đau đầu thường sử dụng Ibu để giảm đau
+ Thuốc:
Dùng Omeprazol điều trị đau dạ dày: Ome làm giảm môi trường acid ở dạ dày nên làm giảm hấp thu Fe
Dùng Ibuprofen điều trị đau đầu: Ibu có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày của BN và có thể Ibu là nguyên nhân gây XHTH mạn tính (máu/ phân 3+) gây mất máu hàng ngày.
Dùng Minocyclin: tạo phức chelat với Fe giảm hấp thu Fe

u Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng, cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt. Bệnh nhân cần được điều trị ngay, vì:
- Hb=8 g/dL: quá thấp
- Fe dự trữ cạn kiệt biểu hiện qua chỉ số HC lưới giảm còn 0,2% (Fe tham gia vào quá trình tạo HC lưới
HC lưới đẩy nhân ra ngoài tạo thành HC trưởng thành.
*Tiểu cầu : một là do thiếu Fe HC nhỏ khi đưa qua máy đếm thì 1 tỉ lệ HC có kích thước tương đương TC sẽ bị máy đếm nhầm. hai là, thiếu máu thiếu oxy kích thích thận tiết ra Erythropoietin (EPO) để kích thích xương tạo HC. Mà EPO có phần giống Thrombopoietin → 1 phần tạo ra TC nên làm TC
*Lách to: lách có nhiệm vụ thực bào các HC và TC già, do thiếu máu làm HC chết nhiều lách làm việc nhiều nên to hơn bình thường. (bệnh lý cường lách thì chỉ số HC và TC phải đều giảm)
Các lựa chọn điều trị: kết hợp thay đổi chế độ ăn và thuốc
-chế độ ăn: ăn nhiều rau xanh nhiều lá (rau muống, bò ngót…), thịt cá màu đỏ (bò, gà,...), uống nước cam, chanh kèm theo, hạn chế uống trà, café.
- Sắt đường uống: sắt sulphat, gluconat, fumarat, carbonat, succinat
- Sắt đường tiêm:
§ Áp dụng khi đường uống ko hiệu quả:
+ Ko tuân thủ
+ Kém hấp thu
+ Cần hồi phục sắt nhanh
+ Tốc độ mất máu tương đương hay nhanh hơn tốc độ sản sinh hồng cầu
§ Các chế phẩm: ferric gluconate, sắt dextran (ferric hydroxid và dextran) , sắt sucrose và
ferumoxytol
§ Sắt dextran
+ Thường được pha trong 250 đến 1000 ml NaCl 0.9% rồi truyền TM (truyền trong 1-6g để
tránh đau tại chỗ và viêm tĩnh mạch).
+ Tác dụng phụ: sốt, mề đay, đau khớp, sốc phản vệ...
+ Phòng ngừa sốt phản vệ: liều test 25mg sắt dextran tiêm IM hay IV. Xem phản ứng 1h
sau để tiến hành liều đầu tiên.
§ Sắt sucrose và ferumoxytol, ferric gluconate: dùng cho BN lọc máu mạn tính (có thể tiêm
TM chậm hoặc truyền TM và ko cần liều test sốc phản vệ).
§ Cách tính liều:
+ Tổng liều sắt dextran:
Iron (mg) = weight (pounds) x 0.3 x[100 – (100Hgb/14.8)]
Trong đó: 14.8: Hgb bình thường
** Trẻ cân nặng dưới 30 pounds thì liều nhân thêm cho 80%
+ Hiệu quả: tăng 1-2g/dl/tuần trong 2 tuần đầu và 0.7-1g/dl/tuần sau đó.
Phần P
Mục tiêu:
- Ngắn hạn: tăng Hb 1-2 g/dL trong 2-4 tuần.
- Dài hạn:
+ Phục hồi Hb 12g/dL sau 2 tháng
+ Phục hồi ferritin dự trữ sau 3-6 tháng kể từ khi Hb trở về bình thường.
Liều điều trị: 150-200mg Fe/ngày
Ferrous sulfate chứa 20% Fe 1000mg ferrous sulfate/ngày
Nâng Hb t
ừ 8 lên 12 trong 2 tháng. Liều người lớn khi điều trị thiếu máu, thiếu sắt là 200mg/ngày, chọn viên sắt ferrous fumarate 325mg có 106 mg sắt nguyên tố nên cần 2 viên mỗi ngày. Uống 1 Viên, * 2 lần/ ngày lúc đầu uống trong bữa ăn để tránh kích thích, khi quen dần chuyển sang uống trước ăn. Uống kèm vitamin C (250mg vtmC hay ½ ly nước cam): chọn vtm C 500mg, ½ viên lần/ ngày uống chung viên Fe.
+ Dinh dưỡng: Ăn nhiều thức ăn có chứa Fe ( thịt đỏ, cá, gà,…), thức ăn có chứa nhiều C ( cam, chanh, dâu) Tránh thực phẩm có vị chát (trà, cà phê,…).
Toa thuốc: Ferrous sulfate 325mg x 3 lần/ngày
Tư vấn:
- Cách dùng thuốc:
+ Uống trong khi ăn (trước ăn: kích ứng; sau ăn: giảm hấp thu)
+ Bắt đầu điều trị với 1 viên/ngày, liều tăng dần thêm 1 viên sau 2-3 ngày. Sau khoảng 1 tuần, có
thể dùng đủ liều 3 lần/ngày (mục đích: giảm kích ứng đường tiêu hóa).
+ Dặn BN có thể bị đi ngoài phân đen
- Chế độ ăn uống:
+ Ăn nhiều thức ăn giàu sắt: thịt bò, cá, thịt heo, rau muống, rau ngót,...
+ Uống nước hoa quả như: cam, chanh,... để tăng hấp thu sắt.
+ Hạn chế trà, cà phê.
Giải đáp thêm một số câu hỏi:
1. Nhu cầu sắt cho PNCT: 3-5mg/ ngày ( slide trang 24 của cô). Cần cung cấp thêm sắt cho PNCT từ
20 – 28 tuần 60-100mg/ngày vì thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu lúc có thai nên dùng Fe đơn
thuần không phối hợp với các vtm khác (drug and pregnancy 2011)
Nam: 1mg/ngay, thiếu máu khi Hb< 13g/dL
Nu: 2mg/ngay, thiếu máu khi Hb< 12g/dL
2. Lượng Hb không thiếu máu ( bình thường) cho PNCT: 11g/dl hay cao hơn ( WHO 2011, không thấy
giới hạn trên). Thiếu máu: < 11 g/dl.
3. PNCT uống acia folic để làm gì? Axit folic là một chất dinh dưỡng và hoạt động như một coenzyme,
nó cần thiết cho sự phát triển bình thường của phôi và đặc biệt là sự hình thành ống thần kinh (drug and pregnancy 2011). Liều bổ sung 5mg/ ngày bắt đầu trước có thai ( ko có ghi mấy tháng)
và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ ( dược thư VN).
4. MCHC= Hb/Hct= MCH/ MCV nên có liên quan đến kích thước HC.
5. Phân độ và phân loại thiếu máu:
- Mức độ: dựa Hb chia nhẹ, trung bình, nặng ( xem bảng trang 5 slide của cô)
- Nguyên nhân: giảm sản xuất, tăng phá hủy, mất máu( cấp, mạn)
- Theo hình thái, kích thước: thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc; thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào; thiếu máu hồng cầu to.
- Lựa chọn phác đồ: sử dụng viên sắt II, tăng liều từ từ đến khi đạt liều 150-200 mg sắt nguyên tố/ngày. Không cần tiêm vì tình trạng thiếu máu không nguy kịch và bệnh nhân vẫn còn uống thuốc được.
Sử dụng viên sắt trong bữa ăn để tránh kích ứng, uống minocyclin cách bữa ăn ít nhất 2 giờ.
Chế phẩm Hàm lượng sắt/viên Liều dùng
Ferrous sulfate Hydrate: 20%,
Exsiccate: 30%
Khởi đầu: 300,325 mg x1 lần/ngày
Duy trì: 325mg x 3 lần/ngày
Viên TD kéo dài: 160 mg x 1,2 lần/ngày
Ferrous fumarate 33% Khởi đầu:325 mg x 1 lần/ngày
Duy trì: 325mg x 3 lần/ngày
Ferrous gluconate 12% Khởi đầu: 300 mg x 1 lần/ngày
Duy trì: 300mg x 2 viên x 3 lần/ngày
Ferrous succinate 35% Khởi đầu: 100 mg x 3 lần/ngày
Duy trì: 100mg x 2 viên x 3 lần/ngày
Ferrous carbonate 48%
- Lối sống:
+ Tập thể dục, không lo âu căng thẳng.
+ Chế độ ăn: giàu chất sắt như thịt đỏ, rau muống, củ dền, hạn chế các thức ăn chát như trà,…, tăng cường ăn trái cây giàu vitamin C như cam, chanh làm tăng hấp thu sắt.
Thời gian điều trị: tấn công 2 tháng, duy trì 3 – 4 tháng với liều giảm ½ liều để củng cố sắt dự trữ. Tối đa là 6 tháng
- Theo dõi điều trị:
+ Hiệu quả điều trị: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sau mỗi 4 tuần: Hb tăng 1-2 g/dL.
Lâm sàng bệnh nhân được cải thiện: không còn mệt mỏi, chóng mặt, bơ phờ.
+ Các tác dụng không mong muốn: kích ứng đường tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, táo bón với phân đen, ỉa chảy.
+ Nếu sau 4 tuần tình trạng bệnh nhân không cải thiện :
• Xem xét vấn đề tuân thủ của bệnh nhân (bỏ thuốc do kích ứng tiêu hóa, phân đen….)
• Cân nhắc dùng sắt đường tiêm truyền
Cách sử dụng Iron sucrose (Venofer) : phải được tuyệt đối sử dụng bằng đường tĩnh mạch qua cách tiêm truyền nhỏ giọt, tiêm chậm hoặc tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu đi vào tĩnh mạch chi của bệnh nhân, và không thích hợp cho việc sử dụng bằng đường tiêm bắp cũng như tiêm truyền một tổng liều (TDI). Trước khi dùng liều trị liệu Venofer đầu tiên đối với một bệnh nhân mới, nên dùng một liều thử nghiệm từ 1-2,5 ml Venofer (20-50 mg sắt) đối với người lớn.Liều dùng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thiếu hụt sắt toàn phần của mỗi người được tính toán theo công thức sau đây :
Tổng lượng sắt thiếu hụt [mg] = trọng lượng cơ thể [kg] x (Hb đích - Hb thực sự) [g/l] x 0,24* + sắt dự trữ(mg)
2. Đau dạ dày:
- Nội soi để xác định có vết loét hay không, tìm Hp
- Nếu Hp (+): phải diệt Hp trước. Lưu ý: phác đồ diệt Hp có tương tác tạo phức với Fe (tetracyclin), giảm hấp thu Fe (PPIs)


3. Đau đầu mạn tính:
- NSAIDs (Ibuprofen) có thể là nguyên nhân gây XHTH làm mất máu hàng ngày ở BN này đồng thời NSAIDs làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày nên chuyển sang thuốc NSAIDs có tác động chọn lọc trên COX2 như celecoxib hoặc thuốc giảm đau đơn thuần như Paracetamol/ Paracetamol+coedein/ Paracetamol+tramadol
4. Mụn trứng cá:
- Nên ngưng dùng thuốc điều trị mụn trứng cá trong thời gian điều trị thiếu máu
- Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì phải uống cách xa nhau ít nhất h
Cập nhật:
-       150-200mg/ngày Fe nguyên tố
-       Việc dùng kèm vitamin C (uống kèm 250mg vita C hay ½ ly cam)

-       Có thể cho BN uống cách ngày.