THỰC VẬT 1 [Tài liệu Dược Khoa UPHCM]

Tải full bộ tài liệu: https://drive.google.com/drive/folders/10gLHhmyu4zNlQrXaCKw1cOA6vSX0tgUQ?usp=sharing

TẢI SÁCH THỰC VẬT DƯỢC
Tác giả: PGS. TS Trương Thị Đẹp (Bộ môn Thực vật) Tải về máy

ÔN THI THỰC VẬT DƯỢC 1 - KHOA DƯỢC ĐH Y DƯỢC TP.HCM

- Đề cương ôn tập TVD1

ĐỀ THI

- Đề VB2-2015 lần 2
- Đề LT-2015
- Đề VB2 - 2014
- Đề tham khảo 001
- Trắc nghiệm một số chương
- Trắc nghiệm chương Rễ - Thân - Tế Bào, mô

___________________________________________________________________________
THỰC TẬP THỰC VẬT -  Khoa Dược Đại học Y Dược TP.HCM

Bài 1-3: đã chấm điểm + sửa
Vẽ mô mềm, mô nâng đỡ, mô che chở, mô dẫn, mô tiết, rễ cây cấu tạo cấp 1. Cấu tạo cấp 1 của rễ riềng.

Bài 4: đã chấm + sửa
Rễ cây cấu tạo cấp 2 và bất thường. Rễ cây rau muống (sơ đồ + mô tả), rễ cây tai tượng ấn (sơ đồ + vẽ chi tiết + mô tả)

Bài 5: đã chấm + sửa
Thân húng chanh (sơ đồ + vẽ chi tiết + mô tả), thân bụp (sơ đồ + vẽ chi tiết)

Bài 6: đã chấm + sửa
Thân cây cấu tạo bất thường (Sơ đồ + mô tả thân lốt và thân ớt)

Bài 7: đã chấm + sửa
Lá cây (Sơ đồ cấu tạo + một phần vẽ chi tiết + mô tả cung libe gỗ cây Ắc Ó, Sơ đồ cấu tạo + vẽ chi tiết bó libe gỗ + mô tả của lá tre)


ÔN TẬP THỰC TẬP THỰC VẬT
I. Phân biệt thân, rễ.

Không cần phân biệt lá vì lá rất dễ nhận ra bằng mắt thường, mẫu lá có hình đặc trưng như bầu dục thuôn dài về 2 đầu.. Nên chúng ta chỉ cần học cách phân biệt rễ và lá.

Gỗ 2 chiếm tâm -> 100% là rễ, lưu ý phải chiếm hoàn toàn tâm vi phẫu, còn nếu xuất hiện mô mềm hóa mô cứng thì không thể kết luận đó là rễ.

Gỗ 1 hướng tâm -> 100% là rễ, nếu không có gỗ 2, ta tìm ngay tới gỗ 1. Nếu thấy gỗ 1 ly tâm -> 100% là thân (để khỏi lộn thì ta nhớ từ ly thân, nghĩa là ly tâm thì thân cây :p)

Gỗ 1 nằm dưới chân tia tủy -> rễ.

Gỗ và libe xen kẽ, xếp thành 1 vòng, số lượng <= 8 -> thân.

II. Cách trình bày một bài mô tả.

Viết mạch lạc, súc tích, không cần diễn giải lý thuyết, không được gạch đầu dòng.

Mô tả hình dạng vi phẫu trước (tròn, vuông hơi tròn, tròn hơi vuông…), nếu thấy có mô dày đóng thành từng cụm thì ta mô tả hình tròn có mép uốn lượn.

Có bao nhiêu vùng: thường thì có 2 vùng, vỏ và trung trụ. Nhiều thân có tầng phát sinh ở ngay trụ bì -> vùng mô mềm vỏ bị chết đi -> lúc này đừng nói là có bao nhiêu vùng.

Khi mô tả tới các mô, ta mô tả có bao nhiêu lớp, hình dạng tế bào, sắp xếp (sắp xếp phải có 2 ý rõ ràng, khít hay không khít và lộn xộn, xuyên tâm, hướng tâm hay ly tâm..), kích thước (phải nói được 2 ý rõ ràng, đều hay không đều và to hay nhỏ so với cái gì), vách bằng gì.

Khi mô tả tới gỗ, libe, ta gọi chung là hệ thống dẫn. Mô tả hệ thống dẫn phải mô tả cho được các chi tiết: gỗ (mô mềm gồ, mạch gỗ) và libe. Mô tả thì cũng giống như mô tả mô đã nói ở trên.

ĐỀ THI

Tình hình sau khi thi xong thì mình rút ra đc một số thứ để chia sẻ với các bạn.
Thứ nhất là phân bố thời gian, bài mô tả chiếm phần lớn điểm nên các bạn phải dành cho nó phần lớn thời gian. Trong 35p nhuộm vi phẫu thì tranh thủ soi tươi và cấp tốc vẽ phác thảo vi phẫu. Mình dành nhiều thời gian cho vẽ, rồi cuối giờ vội vàng mô tả nên quên không mô tả tia tủy, trong khi vi phẫu thì vẽ có tia tủy.
Thứ hai là chọn vi phẫu để chấm. Rễ và thân mình không có gì lưu ý, nhưng lá thì các bạn phải đặt đúng chiều mới gọi cô chấm.
Thứ ba là nội dung đề thi. Mình gặp một thân trông giống thân húng cây, nhưng không quan sát thấy lớp bần bên ngoài, thay vào đó là lông che chở và lông tiết. Tiếp theo là mô dày, nhưng sau mô dày không phải mô mềm mà lại là vài lớp tế bào trông như bần, vách tẩm chất gỗ và xếp xuyên tâm. Theo một bạn master thực vật thì đó là giai đoạn hình đang hình thành bần, và đó chính là bần, còn lớp mô bên ngoài chưa kịp bong tróc. Các bạn nên tìm hiểu thêm về vấn đề này. Ngoài ra thì một số bạn kêu bốc được mẫu khó, kiểu như bắt được rễ khí sinh (có bạn quan sát thấy gỗ 1 hướng tâm mà vẫn thấy lục lạp -> bối rối), hay một số mẫu nhìn lạ lạ… nhưng chung quy lại thì vẫn phải tìm cho ra những đặc điểm khẳng định chứ không dựa vào đặc điểm phụ trợ.
Hết nhé
Chúc các bạn thi tốt.